Tóm tắt bài học session 1

-Tóm tắt bài học session 1
+ Sự khác nhau giữa câu lệnh, chương trình và phần mềm là: Khi khối lượng công việc giao cho máy tính ngày càng nên nhiều và phức tạp thì tất cả các câu lệnh không thể được đưa vào một chương trình, chúng cần được chia ra thành một số chương trình nhỏ hơn. Tất cả các chương trình này cuối cùng được tích hợp lại để chúng có thể làm việc với nhau. Một tập hợp các chương trình như thế được gọi là phần mềm.
+ Quá trình hình thành của C là: 
Vào đầu những năm 70 tại phòng thí nghiệm Bell, Dennis Ritchie đã phát triển ngôn ngữ C. C được sử dụng lần đầu trên một hệ thống cài đặt hệ điều hành UNIX. C có nguồn gốc từ ngôn ngữ BCPL do Martin Richards phát triển. BCPL sau đó đã được Ken Thompson phát triển thành ngôn ngữ B, đây là người khởi thủy ra C.
+ C nên dùng khi là: 
C cũng được dùng để lập trình hệ thống. Một chương trình hệ thống có ý nghĩa liên quan đến hệ điều hành của máy  tính hay những tiện ích hỗ trợ nó. Hệ điều hành (OS), trình thông dịch (Interpreters), trình soạn thảo (Editors), chương trình Hợp Ngữ (Assembly) là các chương trình hệ thống. Hệ điều hành UNIX được phát triển dựa vào C. C đang được sử dụng rộng rãi bởi vì tính hiệu quả và linh hoạt. Trình biên dịch (compiler) C có sẵn cho hầu hết các máy tính. Mã lệnh viết bằng C trên máy này có thể được biên dịch và chạy trên máy khác chỉ cần thay đổi rất ít hoặc không thay đổi gì cả. Trình biên dịch C dịch nhanh và cho ra mã  đối tượng không lỗi.
 + Cấu trúc của một chương trình C là: C có chính xác là 32 từ khóa . Những từ khóa này kết hợp với cú pháp của C hình thành ngôn ngữ C.
+ Khái niệm giải thuật algorithms:
 Các bước cần thiết để giải quyết một bài toán là nghiên cứu chi tiết bài toán đó, thu thập thông tin thích hợp, xử lý thông tin và đi đến kết quả.  Một giải thuật là một danh sách rút gọn và logic các bước để giải quyết vấn đề. Giải thuật được viết bằng mã giả hoặc lưu đồ.  Mã giả là sự trình bày của giải thuật trong ngôn ngữ tương tự như mã thật.  Một lưu đồ là sự trình bày dưới dạng biểu đồ của một giải thuật.
+ Khái niệm lưu đồ flowcharts: 
Một lưu đồ là một hình ảnh minh hoạ cho giải thuật. Nó vẽ ra biểu đồ của luồng chỉ thị hay những hoạt động trong một tiến trình. Mỗi hoạt động như vậy được biểu diễn qua những ký hiệu.
+ Các kí hiệu trong lưu đồ flowcharts: Xem trong sách giáo khoa vì e ko biết copy ảnh vào blog kiểu gì :((
- Tóm tắt bài học session 2
+ Biến và cách dùng là: cung cấp 1 cái tên ý nghĩa để truy cập đến 1 vị trí trong bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu, lưu trữ các giá trị thay đổi
+ Hằng là: 
Trong trường hợp ta dùng biến, giá trị được lưu sẽ thay đổi. Một biến tồn tại từ lúc khai báo đến khi thoát khỏi phạm vi dùng nó. Những câu lệnh trong phạm vi khối mã này có thể truy cập giá trị của biến, và thậm chí có thể thay đổi giá trị của biến. Trong thực tế, đôi khi cần sử dụng một vài khoản mục mà giá trị của chúng không bao giờ bị thay đổi.
+  Các kiểu dữ liệu chính của C là character, integer, float, double và void.
 Toán tử tăng ‘++’ và toán tử giảm ‘--’ là những toán tử một ngôi. Nó chỉ hoạt động trên biến kiểu số.  Toán tử hai ngôi số học là +, -, *, /, %, nó chỉ tác động lên những hằng số, biến hay biểu thức. Toán tử phần dư ‘%’ chỉ áp dụng trên các số nguyên và cho kết quả là phần dư của phép chia số nguyên.
                                     




Comments

Popular Posts