Tóm tắt lý thuyết session 15: functions
----Tóm tắt lý thuyết session 15: functions------
+Hàm là: Một hàm là một đoạn chương trình thực hiện một tác vụ được định nghĩa cụ thể. Chúng thực chất là những đoạn chương trình nhỏ giúp giải quyết một vấn đề lớn.
+Cú pháp tổng quát của một hàm trong C là:
+Hàm là: Một hàm là một đoạn chương trình thực hiện một tác vụ được định nghĩa cụ thể. Chúng thực chất là những đoạn chương trình nhỏ giúp giải quyết một vấn đề lớn.
+Cú pháp tổng quát của một hàm trong C là:
type_specifier function_name (arguments)
{
body of the function
return statement
}
+Lệnh return có hai mục đích:
- Ngay lập tức trả điều khiển từ hàm về chương trình gọi.
- Bất kỳ cái gì bên trong cặp dấu ngoặc () theo sau return được trả về như là một giá trị cho chương trình gọi.
+ Gọi hàm: Có thể gọi một hàm từ chương trình chính bằng cách sử dụng tên của hàm, theo sau là cặp dấu ngoặc (). Cặp dấu ngoặc là cần thiết để nói với trình biên dịch là đây là một lời gọi hàm. Khi một tên hàm được sử dụng trong chương trình gọi, tên hàm có thể là một phần của một một lệnh hoặc chính nó là một câu lệnh. Mà ta đã biết một câu lệnh luôn kết thúc với một dấu chấm phẩy (;). Tuy nhiên, khi định nghĩa hàm, không được dùng dấu chấm phầy ở cuối phần định nghĩa. Sự vắng mặt của dấu chấm phẩy nói với trình biên dịch đây là phần định nghĩa của hàm và không được gọi hàm.
Một số điểm cần nhớ:
- Một dấu chấm phẩy được dùng ở cuối câu lệnh khi một hàm được gọi, nhưng nó không được dùng sau một sự định nghĩa hàm.
- Cặp dấu ngoặc () là bắt buộc theo sau tên hàm, cho dù hàm có đối số hay không.
- Hàm gọi đến một hàm khác được gọi là hàm gọi hay thủ tục gọi. Và hàm được gọi đến còn được gọi là hàm được gọi hay thủ tục được gọi.
- Các hàm không trả về một giá trị số nguyên cần phải xác định kiểu của giá trị được trả về.
- Chỉ một giá trị có thể được trả về bởi một hàm.
-Một chương trình có thể có một hoặc nhiều hàm.
+ Cú pháp tổng quát của một nguyên mẫu hàm:
type function_name(type parm_namel,type parm_name2,..type
parm_nameN);
+Các biến: Như đã thảo luận, các biến là những vị trí được đặt tên trong bộ nhớ, được sử dụng để chứa giá trị có thể hoặc không thể được sửa đổi bởi một chương trình hoặc một hàm. Có ba loại biến cơ bản: biến cục bộ, tham số hình thức, và biến toàn cục.
1.Biến cục bộ là những biến được khai báo bên trong một hàm.
2.Tham số hình thức được khai báo trong một định nghĩa hàm như là các tham số.
3.Biến toàn cục được khai báo bên ngoài các hàm.
+ Lớp lưu trữ (Storage Class): Lớp lưu trữ của biến xác định vị trí biến được lưu trữ là trong bộ nhớ hay trong một thanh ghi. C có bốn lớp lưu trữ. Đó là:
- auto
- external
- static
- register
+ Gọi hàm: Một cách tổng quát, các hàm giao tiếp với nhau bằng cách truyền tham số. Các tham số được truyền theo một trong hai cách sau:
-Truyền bằng giá trị
-Truyền bằng tham chiếu.
+Con trỏ đến hàm: Một đặc tính mạnh mẽ của C vẫn chưa được đề cập, chính là con trỏ hàm. Dù rằng một hàm không phải là một biến, nhưng nó có địa chỉ vật lý trong bộ nhớ nơi có thể gán cho một con trỏ. Một địa chỉ hàm là điểm đi vào của hàm và con trỏ hàm có thể được sử dụng để gọi hàm.
Comments
Post a Comment